Title

Message here

OK

Title

Message here

KHÔNG

Title

Message here

OK HỦY
thoigian
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19
Thần tốc đưa tàu ra Hoàng Sa
Những con tàu cảnh sát biển, kiểm ngư từ Hoàng Sa trở về cầu cảng Nhà máy đóng tàu X50 mang trên mình nham nhở “vết thương” nặng sau những cú va đâm tàn bạo của tàu Trung Quốc. Với sự quyết tâm không ngừng nghỉ của hàng trăm kỹ sư, công nhân, những mũi hàn, ánh điện luôn lóe sáng suốt ngày đêm tại X50. Lòng đau như cắt Sau 55 ngày đêm bám biển ngăn cản Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, tối 29/6 “người hùng KN 951” đã về tới Đà Nẵng. Con tàu hàng trăm tấn bị biến dạng, mạn tàu hư hỏng nặng, phòng tắm, nhà vệ sinh cũng bị xé toạc. Nhìn thân tàu bị gãy đổ, hàng lan can giập nát gãy dồn về một góc, công nhân Nguyễn Văn Phi xót xa: “Mỗi lần nhìn tàu mang thương tích trở về, anh em lại thấy nghèn nghẹn nơi cổ họng. Mỗi con tàu đối với chúng tôi đều như những đứa con, hư hỏng chừng nào là đau đớn, xót xa chừng ấy”. Suốt hai tháng nay, mỗi lần có thông tin các tàu thực thi pháp luật cập cảng để sửa chữa, anh em tại X50 đều chạy ùa ra cầu tàu để mong ngóng, hồi hộp. Nhìn những con tàu bị móp méo mà lòng họ cứ sôi lên như lửa đốt. Chính vì thế, họ chuyền tay nhau những ánh đèn xuyên đêm, hay những giọt mồ hôi mặn chát đổ xuống giữa trưa hè oi bức với mong muốn sớm đưa con tàu trở lại Hoàng Sa.
Sáng 30/6, một cơn mưa bất chợt đổ ào như trút nước, tốp công nhân Nhà máy X50 năm người ướt sũng đang sửa chữa lan can tàu kiểm ngư 951. Công nhân tên Linh nói đầy vẻ quyết tâm: “Đã tự hứa với chính mình là phải xong phần này trong buổi sáng để chiều còn làm việc khác”. Ở phía cuối cầu tàu, tàu kiểm ngư 768 cũng đang hoàn tất những công việc sửa chữa cuối cùng, chuẩn bị sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ. Gác việc nhà, dồn sức sửa tàu Suốt hai tháng qua, anh Đào Xuân Lan - công nhân phân xưởng vỏ - phải nhờ hàng xóm đưa đón con đến trường. Nhà cách xưởng chỉ một con đường nhưng kể từ khi biển Hoàng Sa dậy sóng, anh cũng như hàng trăm công nhân nơi đây dành thời gian ở cầu cảng để sửa tàu nhiều hơn ở nhà. “5h sáng ra khỏi nhà đến hơn 10h đêm mới về. Có khi 4-5 ngày liền không nói chuyện với con. Nhưng không sao, mình không thể vì bản thân mà làm lỡ nhịp cả con tàu được” - anh Lan nói.
g

Nguồn Zing New